Đường Tŕnh Minh Thế, quận tư, Sài G̣n trong kư ức của tôi

Tùy bút

TrinhMinhThe.jpg

Ở quận tư, Sài G̣n từ năm 1946 lúc mới 2 tuổi tôi có nhiều kỷ niệm về cái quận nghèo nhứt Sài G̣n đó. Quận tư có rất ít con đường nhưng rất nhiều con hẻm chằng chịt. Con đường lớn nhứt, đông xe nhứt và cũng thường xảy ra tai nạn lưu thông nhứt ở quận tư là con đường Tŕnh Minh Thế (thời Pháp có tên là Jean-Eudel và bây giờ là Nguyễn Tất Thành). Băng ngang đường này là một việc rất nguy hiểm.

Tŕnh Minh Thế là tên một vị tướng Cao Đài, quy phục thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm và bị bắn chết ở cầu Lăng Tô (tức cầu Tân Thuận) năm 1955 trong cuộc chiến của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm với lực lượng B́nh Xuyên.  Cái chết của tướng Thế c̣n là một nghi vấn của lịch sử.

Đường Tŕnh Minh Thế kéo dài từ cầu Quay (cầu Khánh Hội bây giờ) đến cầu Tân Thuận. Sở dĩ gọi là cầu Quay v́ thời Pháp thuộc cầu này được quay lên mỗi khi có tàu đi qua.

Từ cầu Quay đi về cầu Tân Thuận, phía lề phải có bót Thương Khẩu. Nhà cũ của cô Tôn Nữ Minh Châu, dạy Anh Văn ở trường Nguyễn Trăi ở gần bót này.  Kế tiếp là một dăy quán bar, thời Pháp thuộc là nơi lui tới của người Pháp, sau này trong cuộc chiến tranh Việt Nam khách hàng là lính Mỹ. Tôi c̣n nhớ khoảng đường này, khúc gần đường Hoàng Diệu có một nhà cao tầng bị nghiêng ra phía trước. Ở ngă tư Tŕnh Minh Thế và Hoàng Diệu khoảng giữa thập niên 1960 có một trường trung học tư thục duy nhứt ở quận tư có tên là Nhật Tân. Gần ngă ba đường Tŕnh Minh Thế và Lê Văn Linh có nhà thuốc tây Khánh Hội, mà người đứng bán thuốc, một thân chủ của tiệm may nhà tôi, được chúng tôi gọi là thầy lang v́ gương mặt ông bị lang ben ăn trắng gần hết. Khoảng lề đường Tŕnh Minh Thế từ Lê văn Linh đến Tôn Đản có pḥng mạch bác sĩ Tân , hăng khai quan thuế Triệu Tiết của ông ba Lầu và nhà may Thiêm của gia đ́nh Thiểm, bạn tôi, hiện ở Pháp. Trước đó nhà may Thiêm ở bên kia đường.

Tai ngả ba Tôn Đản và Tŕnh Minh Thế, hai bên có hai tiệm cầm đồ, bên trái là Huỳnh Thị Dậu và bên phải là Ḥa Thành. Nhà của người bạn tôi Phạm Văn Cảnh là bar Ánh Sáng ở gần tiệm Ḥa Thành. Bar này cũng giống như các bar khác đă trải qua hai thời kỳ phục vụ cho lính Pháp và Mỹ. Qua khỏi con hẻm ḷ bánh ḿ là tiệm chụp h́nh Thái B́nh Dương và một trường tiểu học tư thục mà tôi quên tên, bà xă tôi trước khi vào học trường Saint Paul ở đường Cường Để đă từng học vỡ ḷng ở trường này. Xa hơn một chút, kế hẻm Sáu Lót là trường Dân Cường của người Tàu, sau 75 trở thành trường tiểu học Bến Cảng nơi con trai tôi theo học. Năm 1964, dưới thời chính phủ Nguyễn Khánh, khi tôi vứa tṛn 20 tuổi, tôi phải đến trường Dân Cường để ghi danh tham dự khóa học pḥng vệ dân sự dành cho thanh niên nam nữ miền Nam khi chiến tranh lan rộng ra miền Bắc qua các cuộc không kích của không lực VNCH và Hoa Kỳ vào các yếu điểm ngoài đó.Trớ trêu thay, 15 năm sau, năm 1979, tôi phải đến trường Bến Cảng để “đăng kư” cuộc tuyển lựa nghĩa vu quân sự khi tôi ở lứa tuổi chót: 35 tuổi, sau cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh biên giói phía Bắc của Việt Nam. Dĩ nhiên tôi “không trúng tuyển” v́ là sĩ quan biệt phái của chế độ cũ.

Đi dài xuống tới ngả ba đường Tŕnh Minh Thế và đường Xóm Chiếu người ta gặp trường trung học Nguyễn Trăi. Sau năm 1954, trường Nguyễn Trăi di chuyển từ ngoài Bắc vào Sài G̣n và “tạm trú” tại trường tiểu học Lê Văn Duyệt trên đường Phan Đ́nh Phùng. Khi học năm thứ hai ở trường Đại Học Sư Phạm tôi đă từng dạy thực tập một giờ toán cho một lớp đệ tam B (lớp 10 ban toán) ở trường này. Định mệnh xui khiến, sau 1975 tôi trở lại dạy 6 năm ở trường Nguyễn Trăi, khi  trường  này đă dời về quận tư được hơn 10 năm rồi. Trong thời VNCH, Nguyễn Trăi là một trường dạy nam sinh từ lớp đệ thất (lớp 6) đến lớp đệ nhứt (lớp12). Muốn được vào học phải trúng tuyển kỳ thi vào đệ thất. Sau 1975, trường trở thành trường hỗn hợp nam nữ dạy từ lớp 10 đến lớp 12 (trường cấp 3 hay trung học phổ thông). Muốn vào học phải đậu kỳ thi tuyển lớp 10.  Khi tôi bât đầu dạy th́ hiệu trưởng là anh Hải, sau đến chi Mai, rồi anh Hùynh Hoa (vào đại học sư phạm ban toán cùng năm với tôi), kế đó là anh Đại và anh Đức...Cũng cần nói thêm, trường Nguyễn Trăi là nơi tôi từng dạy học và cũng là nơi mà thằng em út tôi, con trai tôi và các đứa cháu con các em tôi học. Và nhứt là trong những chuyến về  lại Việt Nam tôi t́m được mối thân t́nh gắn bó với các em học sinh cũ của tôi ở trường Nguyễn Trăi.

Gần cuối đường Tŕnh Minh Thế có một thành lính của quân đội Pháp sau giao lại cho quân đội VNCH. Cậu tôi và gia đ́nh từng ở đó v́ ông phục vụ trong ngành truyền t́n. Lúc c̣n nhỏ tôi và đứa em kế được má tôi dẫn xuống trại lính đó xem chớp bóng khi có tổ chức để phục vụ cho gia đ́nh binh sĩ trong trại.

Đối diện với kho 11 bên kia đường, bên này đường có một sân đá banh nhưng nền sân trải cát chứ không lát cỏ thường gọi là Sân Cát. Những buổi trưa hè đá chân không trên sân đó thật là nóng rát cả hai bàn chân. Thuở nhỏ tôi cũng thường cùng chúng bạn đá banh trên sân đó.

Phía bên kia đường Tŕnh Minh Thế, kế cầu Quay là Nhà Rồng rồi liên tiếp những kho hàng cho tới ngả tư Hoàng Diệu và Tŕnh Minh Thế. Nơi đây có một bồn nước (château d’eau), có lẽ là  nguồn cung cấp nước cho cả quận tư thời trước. Đi sâu vào con đường Hoàng Diệu hướng về sông Sài G̣n th́ khu này được gọi là Bến Súc (hay Bến Xúc?) nơi có một cây cầu để tàu cập bến gọi là cầu ba. Lúc nhỏ tôi thường trốn ngủ trưa đi ra Bến Súc tắm sông., ban đêm tôi thường ra đây để ngắm các con tàu hàng của Pháp, to lớn và uy nghi, treo đèn sáng rực.

Qua khỏi ngă tư Hoàng Diệu là một dăy nhà phố chạy dài đến ngả ba Tôn Đản. Những cư dân ở đây là những người tương đối khá giả của quận tư. Tôi có người bạn là anh Thái Hữu Thọ, kỷ sư thủy lâm, hiện sinh sống ở Pháp ở một căn trong dăy phố đó. Giũa dăy phố này có một con hẻm trong đó có ngôi đ́nh Khánh Ḥa. Hàng năm, đ́nh này tổ chức làm lễ có mời một đoàn hát bội đến tŕnh diễn. Lúc nhỏ tôi không bỏ lỡ dịp đi xem những tuồng hát bội với những màn múa vơ hay đấu thương, đấu kiếm này. Cũng trong hẻm này có một trường tiểu học mà hàng ngày tôi chở con gái tôi bằng xe đạp đến đó học trước khi tôi ra nước ngoài.

Từ ngả ba Tôn Đản tới cầu Tân Thuận, ngoại trừ đường Nguyễn Văn Sở có cư xá hăng đường, bên phía này của đường Tŕnh Minh Thế gồm toàn các kho đánh số 1, 2,3... Kho 5, đối diện trường Nguyễn Trăi là cửa chính của thương cảng Khánh Hội, nơi xuất nhập hàng hóa đi hay đến nước ngoài. Cũng như Bến Sáu Kho ở cảng Hải Pḥng ngoài Bắc, hay Bến Thượng Hải bên Tàu, Kho 5 ngày xưa nổi tiếng có nhiều tay anh chị bến tàu. Muốn được một chân trong đội khuân vác, người ta phải “biết điều” với tay “đầu nậu” ở đó. Ngày trước cậu Tư tôi với bầu máu nóng tuổi trẻ thường xung đột với những tên “đầu nậu” ở đó khi ông ra làm phu khuân vác ở kho năm.

Bên trong thương cảng Khánh Hội, gần cầu Tân Thuận có những biệt thự rất đẹp chắc là của các viên chức Pháp phụ trách thương cảng. Năm 1962, khi đang học lớp đệ nhứt trường trung học Chu Văn An tôi và một vài người bạn học có đến thăm thầy dạy toán chúng tôi là kỷ sư Nguyễn Văn Hách, ông có một căn nhà rất lịch sự trong đó.

Sống ở quận tư gần nủa đời người (khoảng 40 năm), h́nh ảnh đường Tŕnh Minh Thế đă in sâu trong kư ức của tôi dù 36 năm nay quận 4 chỉ c̣n là nơi “tạm trú” của tôi mỗii khi về Việt Nam. Đáng nhớ nhứt là những năm 60 của thế kỷ trước, tôi vui chơi với những người bạn có nhà trên đường đó như Cảnh, Thiểm và Thọ và những năm cuối 70 và đầu 80 cũng của thế kỷ trước khi tôi dạy học ở trường Nguyễn Trái. Ước ǵ tôi có phép thần thông quay ngược thời gian (theo thuyết tương đối của Einstein nếu ta bay với vận tốc ánh sáng, ta sẽ đi ngược thời gian), tôi xin trở lại với những thời điểm tuyệt vời đó.

Montréal, đầu hè năm 2022

Huỳnh Công Ân